Thứ Bảy, 1 tháng 11, 2014

Re: [Quick Review] ASUS TUF Sabertooth Z97 Mark 1: Tiếp tục sánh bước Devil's Canyon i7-4790K

Re: [Quick Review] ASUS TUF Sabertooth Z97 Mark 1: Tiếp tục sánh bước Devil's Canyon i7-4790K

Vài hình ảnh về Sabertooth Z97 Mark 1

Ảnh đã được thu nhỏ. Vui lòng nhấn vào đây để xem kích thước thật 800x631.

Ảnh đã được thu nhỏ. Vui lòng nhấn vào đây để xem kích thước thật 800x640.

Mặt trước của M1 được ASUS thiết kế với tông màu xám đen bên phải bị đục lỗ nhìn như tấm lưới khiến mình liên tưởng tới mấy cái áo lưới của người lính hay mặc lót phía trong thường thấy trong phim chiến tranh. Ngoài ra ở dưới bên trái của hộp là một số logo quảng cáo công nghệ cho Intel, NVIDIA và AMD và mình không thể bỏ qua logo to tướng 5 năm bảo hành hình tấm khiên bạc kia. Do đó khi thấy trên site Vĩnh Xuân để có 3 năm bảo hành, mình tự hỏi nếu không bảo hành 5 năm thì Sabertooth khác quái gì các bo mạch chủ dòng mainstream và ROG mà giá cả của con này nhiều khi còn cao hơn một cơ số sản phẩm ROG nữa chứ.

Mặt sau hộp của M1 giới thiệu 4 công nghệ chủ đạo mà ASUS thêm thắt vào cho M1 như giáp bảo vệ Thermal Armor, giáp chống lưng TUF Fortifier, chương trình quản lý nhiệt độ Thermal Radar 2, các thành phần linh kiện bo mạch chủ được bảo vệ khỏi bụi bẩn thông qua bộ Dust Defender. Cũng như đa số các bo mạch chủ ROG cũng như mainstream, mặt sau hộp của M1 cũng có hình chụp các cổng I/O phía sau rất tiện lợi cho người dùng khi họ không cần phải lấy bo mạch chủ ra mà xem.

Ảnh đã được thu nhỏ. Vui lòng nhấn vào đây để xem kích thước thật 800x357.

Mở nắp lên thì hộp được chia thành 2 phần gồm 1 phần chứa phụ kiện và 1 phần chứa bo mạch chủ.

Ảnh đã được thu nhỏ. Vui lòng nhấn vào đây để xem kích thước thật 800x437.

Phụ kiện M1 có khá nhiều món bao gồm:
  • Sách hướng dẫn và dĩa driver
  • 1 cuốn hướng dẫn lắp phụ kiện, tờ thông tin bảo hành 5 năm và giấy chứng nhận độ bền chuẩn quân đội
  • 1 miếng sticker TUF Inside
  • 1 cặp chấu gắn cho Front Panel
  • 1 miếng I/O Shield
  • 1 cầu SLI
  • 4 cáp SATA III
  • 1 bộ TUF Dust Defender gồm các khe chắn các cổng PCI, PCIe, SATA, I/O
  • 1 dây Fan Thermistor
  • 2 quạt TUF nhỏ đường kính cỡ 2cm.


Mặt trước của Sabertooth Z97 Mark 1. Được thiết kế với kích cỡ ATX, dù được bảo bọc bởi lớp giáp Thermal Armor nhưng nhìn phớt qua cũng có thể đoán con này dùng tông màu đen xám. Cũng chính vì bộ giáp này, M1 có thể nói là một trong những bo mạch chủ nặng nề nhất, nếu không thực sự bạn sẽ rất dễ vô tình đánh rơi khi cầm trên tay. Do đó, bạn phải cực kỳ cẩn thận khi thao tác bất kì việc gì lên bo mạch chủ này. Hãy để ý ở khúc giữa của bộ giáp có 4 chấu bắt ốc nhỏ kèm cái ngàm mở, đó sẽ là nơi chúng ta lắp quạt TUF đầu tiên và ở khúc trên bên tay trái cũng có một lỗ bắt ốc dành cho quạt TUF thứ hai.

Ảnh đã được thu nhỏ. Vui lòng nhấn vào đây để xem kích thước thật 800x797.

Số lượng khe cắm mở rộng trên M1 bao gồm:
  • 3 cổng PCIe x2
  • 2 cổng PCIe 3.0 x16 sẽ có băng thông phân chia là x16/0, x8/x8 và 1 cổng PCIe 2.0 x4 màu đen
M1 đã bỏ đi các cổng PCI cũ, điều này khiến cho các anh em kỹ thuật sẽ khó chẩn bệnh hơn khi không thể dùng card báo lỗi vì chúng thường có giao tiếp PCI truyền thống.


Mặt sau của M1 được che phủ 80% diện tích bởi tấm backplate khá dày và nặng, cộng với bộ giáp phía trước nữa thì M1 được tăng thêm phần chắc chắn và hầm hố. Với tấm backplate này thì dù bạn người cẩn thận hay cẩu thả thì khi lắp vào case cũng không phải lo lắng quá nhiều vì đã được bao trầy.

Ảnh đã được thu nhỏ. Vui lòng nhấn vào đây để xem kích thước thật 800x533.

Cận cảnh khu vực MOSFET, M1 có hệ thống phase nguồn 8+2 với 8 phase dành cho CPU và 2 phase dành cho RAM. Các tụ rắn nằm rải rác xung quanh cũng như toàn bộ tụ rắn sử dụng trên M1 là tụ rắn đen thường gặp ở các bo mạch chủ đắt tiền hiện nay. Có một chút gì đó là lạ? Các phase nguồn được thiết kế khá lạ mắt với từng khúc lòi lõm ở phần trên nhìn cứ như là cái chày giã thịt vậy.



Theo mấy thím ASUS thì thiết kế như thế sẽ giúp việc giải nhiệt cho phase hơn??? Đúng là ASUS luôn đi đầu trong các thiết kế lạ thường nhưng giải thích cho việc này sao mình thấy nó chuối chuối thế nào ấy? Mình nghĩ chắc bác thiết kế phase đang ngủ gật rồi, chứ lòi lên là giải nhiệt tốt thì người ta đi làm từ lâu rồi.

Phía trên bộ giáp gần khu vực MOSFET có 2 ngàm đóng mở giúp luồng khí lưu thông qua làm mát cả khu vực này. Tuy nhiên bạn cần phải tính toán kỹ hướng gió đi để có được khả năng tản nhiệt tốt nhất. Theo mình thì đóng mở khe như thế nào để gió đẩy ra phía quạt case phía sau là ngon.

Ảnh đã được thu nhỏ. Vui lòng nhấn vào đây để xem kích thước thật 800x533.

Cận cảnh phía sau khu vực MOSFET. Nếu bạn có sử dụng các tản nhiệt CPU có kèm backplate thì đừng lo vì miếng backplate này sẽ không làm vướng miếng backplate của CPU. Ngay cả 2 con hàng thịt to nặng như Noctua NH-D14 và Megahalems RevC còn vừa khít thì các tản khác cứ vô tư.

Ảnh đã được thu nhỏ. Vui lòng nhấn vào đây để xem kích thước thật 800x533.

Sabertooth Z97 Mark 1 hỗ trợ đầy đủ 4 khe RAM DDR3 theo chuẩn Z97 của Intel với dung lượng có thể lên tối đa 32GB và có bus hỗ trợ lên tới >2400 MHz. 2 phase nguồn của RAM đã nằm dưới lớp giáp nặng nề kia nên ở góc chụp này ta sẽ không thấy được trừ khi tháo giáp ra. Ý kiến của cá nhân mình là màu khe RAM và phần còn lại của M1 hơi bị xấu đúng hơn nên chơi tông nâu-đen, đằng này lại chơi tông nâu-trắng kem nhìn rất là con nít và không ngầu một tí nào.

Ảnh đã được thu nhỏ. Vui lòng nhấn vào đây để xem kích thước thật 800x141.

Ở khu vực dưới cùng của bo mạch chủ ngoài mấy jack kết nối linh tinh thì chúng ta sẽ có 1 cổng Front Panel USB 3.0 màu xanh lá, 2 cổng USB 2.0 Front Panel và 2 cổng SATA III dùng chip ASMedia màu trắng kem. Đây lần đầu tiên mình mới thấy có chuyện 1 mainboard ATX lại đặt 2 jack SATA III ở đây, chứ bình thường nó nằm ở cạnh bên phải của bo mạch chủ truyền thống.

Ảnh đã được thu nhỏ. Vui lòng nhấn vào đây để xem kích thước thật 800x533.

Khu vực chip cầu nam của Sabertooth Z97 Mark 1, tản của nó được thiết kế rằn ri lấy cảm hứng từ các BDU của quân đội. Nhìn cũng khá ngầu ấy chứ!

Ảnh đã được thu nhỏ. Vui lòng nhấn vào đây để xem kích thước thật 800x276.

Khu vực các cổng I/O gồm:
  • 4 x USB 2.0
  • 1 nút USB BIOS Flashback (đừng nhầm lẫn với nút Clear BIOS nhé vì M1 dùng jumper để clear bios)
  • 2 cổng xuất hình Display Port 1.2 và HDMI 1.4
  • 1 cổng LAN Intel 1 Gbps và 2 cổng USB 3.0 dùng chip Intel
  • 1 cổng LAN ASMedia 1 Gbps và 2 cổng USB 3.0 dùng chip ASMedia
  • 5 jack âm thanh 8 kênh và 1 cổng quang âm thanh. Chip xử lý âm thanh nhiều khả năng sẽ là ALC1150.

Ảnh đã được thu nhỏ. Vui lòng nhấn vào đây để xem kích thước thật 800x268.

Ảnh đã được thu nhỏ. Vui lòng nhấn vào đây để xem kích thước thật 800x270.

Khu vực cổng SATA gồm 1 cổng SATA Express (1 cổng mini SATA Express + 2 cổng SATA III) và 8 cổng SATA III trong đó có 6 cổng dùng chip điều khiển Intel (có 2 cổng tận dụng lại nếu không dùng SATA Express) và 2 cổng còn lại dùng chip ASMedia (màu trắng kem). Ngay liền kề đó là 1 jack USB 3.0 Front Panel.

Nói đến giao tiếp ổ cứng mới nhớ là con này không hỗ trợ M.2 và nguyên dòng TUF này theo ASUS thì họ không có kế hoạch hỗ trợ M.2 trên series này. Bo mạch chủ duy nhất của ASUS mà có đầy đủ 2 cổng giao tiếp mới M.2 và SATA Express lại là hàng khủng nhất của dòng mainstream là Z97 Deluxe NFC & WLC, tiếc là ASUS đã đem đi trưng bày cmnr, và mình cũng chưa đòi lại được.
__________________
3DMark Collection by Dr. Lady: http://vozforums.com/showthread.php?t=2695105

Last edited by lady_may_cry; 11-07-2014 at 23:51.
Reply With Quote Multi-Quote This Message Quick reply to this message

  #3   Report Post  
Old 11-07-2014, 23:40
lady_may_cry's Avatar
Senior Member
 
Join Date: 01-2012
Location: Valhalla
Posts: 1,572
Re: [Quick Review] ASUS TUF Sabertooth Z97 Mark 1: Tiếp tục sánh bước Devil's Canyon i7-4790K

Soi kỹ hơn một chút

Rất tiếc do khả năng có hạn, mình không thể tháo giáp được cho con này

Ảnh đã được thu nhỏ. Vui lòng nhấn vào đây để xem kích thước thật 800x533.

Chiếc quạt TUF đầu tiên được gắn vào khúc giữa của bo mạch chủ, có điều kỳ lạ là trong phần phụ kiện lại không thấy có ốc dài để lắp trong khi lên trang chủ xem thì lại có. Chắc bị mấy thím ASUS sưu rồi.

Ảnh đã được thu nhỏ. Vui lòng nhấn vào đây để xem kích thước thật 800x533.

Còn quạt thứ 2 nằm trên chỗ giáp MOSFET và nó sẽ được gắn với nắp của bộ giáp.

Ảnh đã được thu nhỏ. Vui lòng nhấn vào đây để xem kích thước thật 800x533.

Ảnh đã được thu nhỏ. Vui lòng nhấn vào đây để xem kích thước thật 800x586.

Ảnh đã được thu nhỏ. Vui lòng nhấn vào đây để xem kích thước thật 800x330.

Quạt này bạn có thể lắp thổi vào trong hoặc ra ngoài cũng được vì nó có công nghệ Dust de Fan cho phép cứ mỗi 15s là quay ngược 1 lần, nói cách đơn giản là nếu bạn lắp quạt thổi vào trong thì cứ 15s thì nó sẽ thổi ra ngoài và 15s tiếp theo thì tiếp tục vòng lặp trên. Cái này theo quảng cáo của ASUS là vừa chống bụi mà vừa tản nhiệt luôn cho VRM. Xem thử video này thì sẽ rõ.



Ảnh đã được thu nhỏ. Vui lòng nhấn vào đây để xem kích thước thật 800x471.

Và đây là nơi cắm jack quạt cho nó, thay vì 3 chấu to như bên jack fan case thì nó có 3 chấu nhỏ và chỉ dùng được với quạt này mà thôi.

Ảnh đã được thu nhỏ. Vui lòng nhấn vào đây để xem kích thước thật 800x333.

Gần khu vực cắm RAM chúng ta sẽ có nút MemOK dùng để clear cấu hình RAM trong trường hợp hệ thống không boot được do RAM chưa tương thích.

Ảnh đã được thu nhỏ. Vui lòng nhấn vào đây để xem kích thước thật 800x413.

Nhằm tăng khả năng ép xung, ASUS có để sẵn jumper CPU Overvoltage nằm trên main để người dùng tự xử. Nhưng trong phạm vi bài test này mình không dùng đến jumper này

Các bạn muốn học tiếng hàn mà chưa có Kinh nghiệm học tiếng hàn thì có thể tìm các phương pháp học tiếng hàn hiệu quả trên mạng hoặc tìm một trung tâm tiếng hàn để theo học nhé!


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét