Các bạn muốn học tiếng hàn
mà chưa có Kinh
nghiệm học tiếng hàn thì có
thể tìm các phương
pháp học tiếng hàn hiệu quả
trên mạng hoặc tìm một trung tâm tiếng hàn để theo học nhé!
TỔNG QUAN
Khái quát tiếng Hàn
I. Loại hình và lịch sử phát triển
Tiếng Hàn là ngôn ngữ thuộc loại hình chắp dính, quan hệ ngữ pháp thuộc diện diễn đạt ở ngay trong bản thân từ. Trong từ có sự đối lập rõ rệt giữa căn tố và phụ tố, căn tố ít biến đổi và có thể tách ra dùng độc lập thành từ, phụ tố thì kết hợp một cách cơ giới với căn tố, mỗi phụ tố thường chuyên diễn đạt một ý nghĩa ngữ pháp nhất định.
Tiếng Hàn được hình thành trên cơ sở các vùng phương ngữ khác nhau trên bán đảo Triều Tiên, nó là một ngôn ngữ đa phương ngữ, giống tiếng Việt. Thời cổ đại, người Hàn sử dụng tiếng Hán trong khoa cử và sáng tác văn chương, nhưng tiếng Hán qúa khó đối với đông đảo quần chúng nên họ đã mượn âm và nghĩa của tiếng Hán sáng tạo ra Idu. Idu dễ học nhưng không phải là thứ ngôn ngữ riêng của dân tộc Hàn,lại bất tiện khi sử dụng vì không diễn tả được hết những điều muốn nói.
Chính vì vậy, Se Jong hoàng đế cùng các học giả tiến bộ dưới triều ông đã bất chấp sự phản đối kịch liệt của các học giả chuộng chữ Hán và văn hóa Hán, miệt mài nghiên cứu và tới năm 1443, họ đã sáng tạo cho dân tộc mình một loại chữ viết riêng, đó là Hangul - 한글.
Tiếng Hàn thời hiện đại có 10 nguyên âm đơn, 11 nguyên âm kép và 19 phụ âm.
Trải qua lịch sử phát triển mấy trăm năm, tiếng Hàn đã có nhiều biến đổi về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp - đó cũng là quy luật tất yếu của một ngôn ngữ. Trong qúa trình hội nhập đông tây, tiếng Hàn đã tiếp nhận những yếu tố tích cực của ngôn ngữ và văn hóa nước khác, đồng thời cũng làm rạng rỡ hơn tinh hoa văn hóa và ngôn ngữ của dân tộc Hàn.
II. Đặc trưng tiếng Hàn:
- Đặc trưng về ngữ âm:
Khi sáng tạo Hangul, hoàng đế Se Jong và các học giả chịu ảnh hưởng của thuyết thiên - địa - nhân và kiểu chữ tượng hình trong ngôn ngữ và văn hóa Hán. Nguyên âm được cấu tạo dựa vào hình dạng của đất(ㅡ), trời(.) và con người (ㅣ).
Phụ âm được cấu tạo dựa vào hình dạng của các bộ phận của cơ quan phát âm: miệng (ㅁ), lưỡi (ㄴ), răng (ㅅ), thanh quản(ㅇ).
Phụ âm tiếng Hàn được phân hóa thành âm bình thường (ㄱ/ㄷ/ㅂ/ㅈ), âm căng (ㄲ/ㄸ/ㅃ/ㅉ), âm bật hơi (ㅋ/ㅌ/ㅍ/ㅊ).
Phụ âm được cấu tạo dựa vào hình dạng của các bộ phận của cơ quan phát âm: miệng (ㅁ), lưỡi (ㄴ), răng (ㅅ), thanh quản(ㅇ).
Phụ âm tiếng Hàn được phân hóa thành âm bình thường (ㄱ/ㄷ/ㅂ/ㅈ), âm căng (ㄲ/ㄸ/ㅃ/ㅉ), âm bật hơi (ㅋ/ㅌ/ㅍ/ㅊ).
- Đặc trưng về từ vựng:
Kho tàng từ vựng của tiếng Hàn là sự tổng hợp của vốn từ thuần Hàn và vốn từ vay mượn từ các ngôn ngữ khác như Trung Quốc, Mông Cổ, Nhật, Anh, Mỹ...
Trong vốn từ thuần Hàn, các từ tượng hình, tượng thanh phát triển rất phong phú và đa dạng, giàu sắc thái biểu cảm. Nguyên lý cấu tạo hệ thống từ vựng này dựa trên luật đồng hóa nguyên âm, cụ thể là điều hòa nguyên âm.
Trong vốn từ vay mượn thì những từ gốc Hán chiếm một vị thế vô cùng quan trọng, chiếm tới 70% vốn từ vựng tiếng Hàn và đã bù đắp được những khoảng trống quan trọng mà vốn từ thuần Hàn không thể lấp đầy.
- Đặc trưng về ngữ pháp:
Trật tự các thành phần cú pháp trong câu tiếng Hàn không có bổ ngữ thì giống tiếng Việt: Chủ ngữ - Vị ngữ; trong câu có bổ ngữ thì khác với tiếng Việt: Chủ ngữ - Bổ ngữ - Vị ngữ (tiếng Việt là: Chủ ngữ - Vị ngữ - Bổ ngữ). Trong các ngữ danh từ, ngữ động từ, ngữ tính từ, thành tố trung tâm bao giờ cũng đứng ở vị trí cuối đoản ngữ, các thành tố phụ đứng ở trước và trật tự của các thành tố phụ trong đoản ngữ cũng tự do hơn tiếng Việt.
Phép đề cao, tôn trọng cũng là một đặc trưng quan trọng trong ngữ pháp tiếng Hàn, nó được thể hiện bằng nhiều phương pháp: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp... rất phong phú và phức tạp.
Tiếng Hàn là một trong số ít các ngôn ngữ thuộc loại hình ngôn ngữ chắp dính trên thế giới. Nó được đánh giá là một trong những ngôn ngữ có tính hệ thống và khoa học nhất.
III. Hệ thống âm vị tiếng Hàn:
(Để tiện cho người học, chúng tôi chỉ phiên âm các chữ cái theo cách đọc của người Việt)
(Để tiện cho người học, chúng tôi chỉ phiên âm các chữ cái theo cách đọc của người Việt)
- Nguyên âm:
아/a/. 야/ya/. 어/ơ/. 여/yơ/. 오/ô/. 여/yô/. 우/u/. 유/yu/. 으/ư/. 이/i/. 애/e/. 얘/ye/. 에/ê/. 예/yê/. 와/oa/. 왜/oe/. 외/we/. 워/uơ/. 웨/uê/. 위/ui/wi. 의/ưi/.
- Phụ âm:
ㄱ/k/g/. ㄲ/k (căng, mạnh)/. ㄴ/n/. ㄷ/t/d/. ㄸ/t (căng, mạnh)/. ㄹ/l/r/. ㅁ/m/. ㅂ/p/b/. ㅃ/p (căng, mạnh)/. ㅅ/s/. ㅆ/s (căng, mạnh)/. ㅇ/âm câm/ng/. ㅈ/ch/. ㅉ/ch (căng, mạnh)/. ㅊ/ch (bật hơi)/. ㅋ/kh (bật hơi)/. ㅌ/th (bật hơi)/. ㅍ/ph (bật hơi)/. ㅎ/h/.
- Năm cách ghép âm trong tiếng Hàn:
1/Nguyên âm đứng một mình:
ㅇ + ㅏ = 아/a/
ㅇ + ㅜ = 우/u/
ㅇ + ㅓ = 어/ơ/
ㅇ + ㅣ = 이/i/
ㅇ + ㅏ = 아/a/
ㅇ + ㅜ = 우/u/
ㅇ + ㅓ = 어/ơ/
ㅇ + ㅣ = 이/i/
- Nguyên âm ghép với phụ âm:
ㅇ + ㅏ + ㄴ = 안/an/
ㅇ + ㅏ + ㅁ = 암/am/
ㅇ + ㅡ + ㄹ = 을/ưnl/
ㅇ + ㅝ + ㄴ = 원/uơn/
ㅇ + ㅏ + ㅁ = 암/am/
ㅇ + ㅡ + ㄹ = 을/ưnl/
ㅇ + ㅝ + ㄴ = 원/uơn/
- Phụ âm ghép với nguyên âm:
ㄱ + ㅏ = 가/ka/
ㄹ + ㅐ = 래/re/
ㅍ + ㅖ = 폐/phyê/
ㅎ + ㅗ = 호/hô/
ㄹ + ㅐ = 래/re/
ㅍ + ㅖ = 폐/phyê/
ㅎ + ㅗ = 호/hô/
- Phụ âm ghép với nguyên âm và phụ âm cuối:
ㄱ + ㅗ + ㄴ = 곤/kôn/
ㄷ + ㅏ + ㄹ = 달/tanl/
ㅆ + ㅏ + ㄹ = 쌀/s'al/
ㅎ + ㅘ + ㅇ = 황/hoang/
ㄷ + ㅏ + ㄹ = 달/tanl/
ㅆ + ㅏ + ㄹ = 쌀/s'al/
ㅎ + ㅘ + ㅇ = 황/hoang/
- Phụ âm ghép với nguyên âm và phụ âm cuối ghép:
ㅁ + ㅗ + ㄳ = 몫/môk/
ㅇ + ㅡ + ㄿ = 읊/ưp/
ㅇ + ㅏ + ㄵ = 앉/an/
ㅈ + ㅓ + ㄻ = 젊/chơm/
ㅇ + ㅡ + ㄿ = 읊/ưp/
ㅇ + ㅏ + ㄵ = 앉/an/
ㅈ + ㅓ + ㄻ = 젊/chơm/
- Phụ âm cuối - Patch'im:
Tất cả các phụ âm trong tiếng Hàn đều có thể đứng cuối âm tiết để làm phụ âm cuối - patch'im, nhưng khi đọc thì chúng được phát âm thành 7 âm cơ bản sau:
/k/:ㄱ, ㄲ, ㅋ
/n/:ㄴ
/t/:ㄷ, ㄸ, ㅌ
/l/:ㄹ
/m/:ㅁ
/p/:ㅂ, ㅍ
/ng/:ㅇ
/k/:ㄱ, ㄲ, ㅋ
/n/:ㄴ
/t/:ㄷ, ㄸ, ㅌ
/l/:ㄹ
/m/:ㅁ
/p/:ㅂ, ㅍ
/ng/:ㅇ
* Đối với các phụ âm cuối ghép thì tùy theo từng trường hợp có thể phát âm phụ âm đứng trước, sau hoặc có thể phát âm phụ âm trước hoặc sau.
- Đối với các cặp phụ âm: ㄺ, ㄻ, ㄿ thì phát âm phụ âm đứng sau.
닭 -> 닥; 값 -> 갓; 늙 -> 늑따.
- Có thể phát âm phụ âm đứng trước hoặc sau đối với các cặp: ㄹㅂ, ㄺ.
밟다 -> 발따/ 밥따; 읽다 -> 일따/익따.
- Các cặp phụ âm còn lại thì phát âm phụ âm đứng trước: ㄳ, ㄶ, ㄵ, ㄾ, ㅄ.
삯 -> 삭; 값 -> 깁...
***Ngữ điệu trong tiếng Hàn:
Ngữ điệu trong tiếng Hàn thường đi xuống, kể cả các câu hỏi trừ câu hỏi với câu trả lời có/không.
누가왔어요? Ai đến thế?
제 동생이 왔어요. Em tớ đến.
아이들이 운동장에서 뭘 해요? Tụi trẻ làm gì ở sân vận động vậy?
촉구를 해요. Chúng chơi bóng đá.
동전이 많은데 몇 개 줄따요? Có nhiều tiền xu thì cho mấy đồng chứ?
예, 많으면 몇 개 줘요. Ừ, nếu nhiều thì cho mấy đồng.
이 것이 한국제품입니까? Cái này là đồ Hàn Quốc có phải không?
예, 맞아요. Vâng, cái đó là đồ Hàn Quốc.
- Động từ trong tiếng Hàn:
*Động từ thời hiện tại:
Được cấu tạo bởi thân động từ - căn tố và phụ tố biểu thị vị ngữ tính - tức vị tố: -다.Ví dụ - 보기:
오다: đến (오 là thân động từ, 다 là vị tố)
결정하다: quyết định (경덩하 là thân động từ, 다 là vị tố)
아름답다:đẹp (아름답 là thân động từ, 다 là vị tố)
+ Trong câu trần thuật mang sắc thái lịch sự, nghi thức, động từ tiếng Hàn có đuôi -ㅂ니다. nếu thân động từ không có patch'im và -습니다. nếu thân động từ có patch'im.
Trong câu nghi vấn mang sắc thái lịch sự, nghi thức, động từ tiếng Hàn có đuôi -ㅂ니까? và đuôi -습니까?
보기:
가다 + ㅂ나다 = 다 + ㅂ니다 = 갑니다.
읽다 + 습니다 = 읽 + 습니다 = 읽습니다.
공부하다 + ㅂ나까? = 동부합나까?
읽다 + 습나까? = 읽습나까?
+ Trong câu trần thuật mang sắc thái lịch sự, không nghi thức, động từ trong tiếng Hàn có đuôi -아요 nếu thân động từ kết thúc bằng nguyên âm: 아, 요 và có đuôi -어요 nếu thân động từ kết thúc bằng nguyên âm: 우, 어, 으, 이, có đuôi -여요 nếu thân động từ kết thúc bằng -하다.
Trong câu nghi vấn mang sắc thái lịch sự, không nghi thức, động từ tiếng Hàn có đuôi giống đuôi động từ trong câu trần thuật nhưng thêm dấu -?.
보기:
- 오 + 아요 = 와요.
우 + 어요 = 워요 (배워요).
하 + 여요 = 해요.
이 + 어요 = 여요 (기다려요).
- 나와요?
정리해요?
배워요?
아름다워요?
*Động từ thời qúa khứ:
Khi thân động từ kết thúc bằng nguyên âm 아, 오 sẽ cộng thêm -았, kết thúc bằng nguyên âm 우, 어, 이 sẽ cộng thêm -었, động từ 하다 cộng thêm -였.
보기:
아 + 았 = 았 -> 가다: 가 + 았 + 다 = 갔다 (갔어요/갔습니다).
우 + 었 = 었 -> 예쁘다: 예쁘 + 었 = 예뻤다 (예뻤어요/예뻤습나다).
하 + 였 = 했 -> 일하다: 일하 + 였 = 일했다 (일했어요/일했습니다).
- Động từ qúa khứ trong câu nghi vấn:
예뻤어요?/예뻤습니까?
갔어요?/갔습나까?
일했어요?/일했습니까?
- Động từ thời qúa khứ biểu thị sự kiện hoặc trạng thái đó đã là qúa khứ, đã xảy ra trong qúa khứ. Thể hiện, diễn tả một sự kiện/ hành động nào đó đã hoàn thành trong qúa khứ và trạng thái đó vẫn tiếp tục tới hiện tại.
*Động từ thời tương lai trong tiếng Hàn:
-겠 là đuôi động từ biểu thị thời tương lai. Chủ ngữ trong câu cũng là người nói, tùy theo chủ ngữ là đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất hay thứ hai, thứ ba mà có những ý nghĩa khác nhau.
+ Chủ ngữ là ĐTNX ngôi thứ nhất: Biểu thị ý đồ, ý định, ý chí của người nói. Có thể dùng trong tình huống tương lai hay hiện tại.
나는 그를 끝까지 돌보아 주겠어요. Tôi sẽ chăm sóc nó tới cuối cùng.
이번에는 꼭 일등을 하겠습니다. Lần này nhất định tôi phải dành giải nhất.
앞으로는 이런 잘못을 하지 않도록 하겠어요. Sau này tôi sẽ không mắc phải lỗi lầm này nữa.
+ Chủ ngữ là ĐTNX ngôi thứ 2, 3: Biểu thị sự dự đoán của người nói, nhưng có thể chia ra sự dự đoán trong tình huống hiện tại và tương lai.
내일은 날씨가 흐리겠다. Ngày mai trời sẽ râm/ nhiều mây.
3년 후에 준수가 대학생이 되셌군요. Sau 3 năm, Chun Su sẽ trở thành sinh viên đại học.
상을 타서 기쁘시겠다. Lĩnh thưởng chắc là vui lắm.
+ Sự hoàn thành của hành động của chủ ngữ là cái/điều mà người nói dự đoán.
비행기가 도착하였. (Sự hoàn thành động tác của chủ thể)
겠습니다. (Sự phỏng đóan của người nói)
->Chắc máy bay đã tới.
그 청년은 이제 의사가 되었겠다. Anh chàng đó chắc đã trở thành bác sĩ.
많은 일이 생겨서 힘들었겠어요. Vì có nhiều việc xảy ra chắc là vất vả lắm.
지금쯤은 모두들 잠이 들었겠지요? Bây giờ thì chắc tất cả mọi người ngủ rồi nhỉ?
사동과 피동:
+피동:
Trong tiếng Hàn, cấu trúc bị động được tạo thành bởi việc sử dụng các đuôi động từ diễn tả ý nghĩa bị động của động từ: 이/리/기/히.
보다 + 이 = 보이다. (được nhìn thấy)
팔다 + 리 = 팔리다. (được bán)
읽다 + 히 = 읽히다. (được đọc)
씻다 + 기 = 씻기다.
밖에서 무슨 소리가 들리는 것 같아요. Hình như nghe thấy có tiếng gì từ bên ngoài.
경혼사진이 책상위에 놓여 있습아다. Ảnh cưới để trên bàn.
+사동:
Sử dụng các đuôi động từ biểu thị trạng thái tự động từ: 이/리/히/기/우/추/구.
보다 + 이 = 보이다. (cho thấy, cho xem)
살다 + 리 = 살리다. (làm cho sống, cứu sống)
넓다 + 히 = 넓히다. (làm rộng)
자다 + 우 = 재우다. (ru ngủ)
벗다 + 디 = 벗기다. (giúp cởi, làm cho cởi ra)
낮다 + 추 = 낮추다. (làm cho thấp)
-명사이/가 + 명사을/를 + 사동사:
형은 동생을 울린다. Anh làm cho em khóc.
개미가 불상하니까 죽이지 말고 살려주사. Kiến thật đáng thương, đừng giết nó, hãy để nó sống.
-명사 이/가 + 명사에게 + 명사을/를 + 사동사:
어머니는 아기에게 우유를 먹입니다. Mẹ cho bé uống sữa.
여자친구 사진을 좀 보여 주세요. Cho xem ảnh bạn gái một chút.
-명사이/가 + 명사을/를 + 명사에/로 + 사동사:
어머니는 아이를 의자에 앉혔습니다. Mẹ đặt bé ngồi lên ghế.
친척 집에서 살다가 기숙사로 옮겼어요. Sống ở nhà người thân, sau chuyển tới ký túc xá.
Số từ và cách sử dụng số từ:
a.Từ chỉ số lượng (양수사) chia ra hai loại:
-Từ chỉ số lượng Hangul: (한글 양수사)
Dùng để đếm sự vật,người, chỉ giờ, nói tuổi:
하나, 둘, 셋, 넷, 다섯, 여섯, 일곱, 여덟, 아홉, 열, 열하나/열한, 스물, 서른, 마흔, 쉰, 예순, 일흔, 여든, 아흔, 백, 천, 만, 십만, 백만, 천만, 억.
Dùng chỉ số lượng tương đối, không chính xác, hình thái có biến đổi: 한나 둘 -> 한두; 둘셋 -> 두세.
Dùng đếm tính ngày:
초하루, 이틀, 사흘, 나흘, 닷새,...
-Từ chỉ số lượng gốc Hán:
Dùng để tính ngày, chỉ ngày tháng năm:
1970년 2월 26일: 천구백칠십년 이월 이십육일
b.Số thứ tự:
-Số thuần Hàn: Từ chỉ số lượng + thứ: 양수사 + (번)째:
Số đếm 하나, 둘, 셋... được đổi thành: 하, 두, 세,...(có thể lược bớt đối với các số thứ tự dưới mười): 둘째/두 번째.
-Số gốc Hán: đệ + từ chỉ số lượng: biểu thị thứ tự hoặc số hiệu:
제 + 양수사: 제일, 제이, 제삼,...
품사 - Từ loại trong tiếng Hàn:
체언(thể ngôn): 명사(danh từ) + 대명사(đại từ) + 수사(số từ).
관계언: 조사 (tiểu từ)
요언: 동사 (động từ) + 형용사 (tính từ).
수식언: 관형사 (quán hình từ - định ngữ) + 부사 (phó từ).
독립언: 감탄사 (từ cảm thán).
Website: trung tam tieng han
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét