Nguồn: Trung tâm nhật ngữ sofl
Vì sao tiếng Nhật dùng 3 loại chữ: Kanji, Hiragana, Katakana?
Các
bạn chắc đều biết tiếng Nhật sử dụng ba loại chữ là Kanji, Hiragana và
Katakana. Nhiều người thắc mắc không hiểu tại sao lại phải dùng nhiều
như vậy, sao không dùng chữ romaji (chữ la tinh) như tiếng Việt cho
tiện?
Hôm nay tôi xin nói về vai trò của chữ viết và vai trò của 3 loại chữ Kanji, Hiragana, Katakana trong tiếng Nhật.
Để
có thể hiểu sâu về vai trò của chữ viết các bạn có thể tìm đọc quyển
"Tiếng Việt Văn Việt Người Việt" của cố giáo sư Cao Xuân Hạo.
Chữ
viết không phải là thứ có vai trò chính để ghi lại phát âm, mà vai trò
chính là để đọc. Đọc chữ kanji (hay chữ Hán) sẽ nắm bắt được ý nghĩa
nhanh hơn nhiều so với đọc chữ la tinh. Trong các ngôn ngữ châu Âu,
tiếng Anh và tiếng Pháp không phải là ngôn ngữ ký âm (ghi lại đúng cách
phát âm). Một từ tiếng Anh hay tiếng Pháp nếu bạn muốn biết cách đọc bạn
phải tra từ điển (Ví dụ Monica phải đọc là Mo-nơ-cờ với trọng âm là
"Mo"). Thế kỷ 18 đã có phong trào đòi cải cách tiếng Anh và tiếng Pháp
sao cho cách viết đúng với cách phát âm, nhưng đều thất bại. Tương tự
với tiếng Trung, người ta cố cải cách bằng cách bỏ chữ tượng hình và
thay vào ký âm la tinh nhưng phần lớn độc giả đọc đều không hiểu hoặc
với tốc độ rất chậm.
Tiếng Việt là ngoại lệ vì phát âm tiếng Việt
phong phú hơn nên ít gây hiểu lầm khi đọc hơn, tuy nhiên do không biết
mặt chữ Hán nên nhiều người không giỏi tiếng Việt cũng như không biết
nguồn gốc các từ trong tiếng Việt. Nếu bạn biết chữ Hán thì các bạn có
thể thấy những từ như "quần", "áo" cũng là chữ gốc hán, hay chữ "cắt" từ
chữ "cát", "thêm" là từ chữ "thiêm" (thêm vào) mà ra.
Chữ Kanji và Hiragana trong tiếng Nhật
Quay
trở lại với tiếng Nhật: Tiếng Nhật ban đầu dùng chữ kanji để viết nhưng
chữ kanji bộc lộ một số hạn chế, đó là trong khi tiếng Hán là tiếng đơn
âm thì tiếng Nhật là ngôn ngữ chắp vá phải ghép vài âm tiết mới thành
một từ, và từ này khi chia quá khứ, hiện tại, tương lai thì lại khác
nhau. Do đó họ phải thêm vào chữ Hiragana để tiện việc chia như vậy.
Tiếng Nhật sử dụng kết hợp chữ kanji để ghi ý nghĩa và chữ Hiragana để
thực hiện chức năng ngữ pháp, ví dụ với từ "ăn" sẽ có các từ sau:
食べる:Ăn
食べた:Đã ăn
食べて:Hãy ăn (sai khiến)/ <Thể liên kết>
食べている:Đang ăn
食べられる:Bị ăn
食べさせる:Bắt ăn / Cho ăn
食べさせられる:Bị bắt ăn
Bằng
cách sử dụng chữ Kanji và Hiragana như trên hệ thống chữ viết tiếng
Nhật vừa đơn giản, vừa dễ hiểu mà vẫn thực hiện đầy đủ chức năng ngôn
ngữ của nó.
Cùng xem thêm: kinh nghiệm học tiếng nhật
Đây là cách mà người Nhật làm:
Họ
lấy chữ kanji mà có âm (kun'yomi hay on'yomi) bắt đầu bằng âm mà họ
muốn tạo (ví dụ "to", "ta", ...) rồi đơn giản hóa nó đi sao cho dễ viết.
Ví dụ để tạo chữ "to" thì họ dùng chữ 止る ("tomaru") và đơn giản hóa thành:
止(とまる) → と
Các ví dụ khác:
世(せ) → せ
天(てん)→ て
利(り)→ り
安(あん)→ あ
由(ゆ)→ ゆ
太(た)→ た
也(や)→ や
Tên
gọi Hiragana (平仮名) gồm có "hira" (bình) và "gana" (giả danh, nghĩa là
"tên mượn tạm") có nghĩa là chữ mượn tạm bằng cách làm đơn giản hóa (làm
bằng xuống).
Sao không sử dụng toàn bộ là chữ Hiragana cho đơn giản và đỡ phải học chữ kanji?
Lý
do khá đơn giản: (1) Dùng chữ kanji giúp việc đọc hiểu trở nên cực kỳ
dễ dàng, (2) Chữ Hiragana không sẽ khó đọc vì không biết từ bắt đầu và
kết thúc ở đâu, (3) Chữ kanji không hề khó học.
Các bạn hãy xem 2 câu sau:
ははははなをかった。
たかがはらはなかがわらえきでさんぽしていた。
Việc
phân biệt từ nào với từ nào cũng đã là việc khá khó khăn và mất thời
gian. Nếu sử dụng kanji thì mọi việc trở nên đơn giản hơn rất nhiều:
母は花を買った。
高河原は中河原駅で散歩していた。
Nhưng trong ngôn ngữ nói có dùng chữ kanji đâu mà vẫn hiểu nhau?
Bởi vì ngôn ngữ nói có nhịp điệu và có sự ngắt âm phù hợp giúp người nghe có thể phân biệt rõ ràng các từ với nhau.
Ví dụ câu trên có thể ngắt như sau:
Haha wa, hana wo, katta.
Takagahara wa, Nakagawara eki de, sanpo shite ita.
Ngoài ra nhịp điệu trong ngôn ngữ nói là thứ quan trọng giúp truyền đạt điều muốn nói.
Chữ Katakana trong tiếng Nhật
Chữ
Katakana (片仮名, kata ("phiến", một phần) + tên tạm) là chữ được tạo ra
bằng cách lấy một phần (kata) của chữ kanji để làm "chữ viết tạm
Katakana". Các bạn có thể xem bảng sau (thuộc trang web Wikipedia):
Tham khảo thêm trang website: phan biet cac bo chu tieng nhat
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét