Thứ Tư, 13 tháng 5, 2015

Phân biệt các bộ chữ tiếng Nhật

Nguồn: Trung tâm nhật ngữ sofl
Vì sao tiếng Nhật dùng 3 loại chữ: Kanji, Hiragana, Katakana?
Các bạn chắc đều biết tiếng Nhật sử dụng ba loại chữ là Kanji, Hiragana và Katakana. Nhiều người thắc mắc không hiểu tại sao lại phải dùng nhiều như vậy, sao không dùng chữ romaji (chữ la tinh) như tiếng Việt cho tiện?
Hôm nay tôi xin nói về vai trò của chữ viết và vai trò của 3 loại chữ Kanji, Hiragana, Katakana trong tiếng Nhật.

Để có thể hiểu sâu về vai trò của chữ viết các bạn có thể tìm đọc quyển "Tiếng Việt Văn Việt Người Việt" của cố giáo sư Cao Xuân Hạo.
Chữ viết không phải là thứ có vai trò chính để ghi lại phát âm, mà vai trò chính là để đọc. Đọc chữ kanji (hay chữ Hán) sẽ nắm bắt được ý nghĩa nhanh hơn nhiều so với đọc chữ la tinh. Trong các ngôn ngữ châu Âu, tiếng Anh và tiếng Pháp không phải là ngôn ngữ ký âm (ghi lại đúng cách phát âm). Một từ tiếng Anh hay tiếng Pháp nếu bạn muốn biết cách đọc bạn phải tra từ điển (Ví dụ Monica phải đọc là Mo-nơ-cờ với trọng âm là "Mo"). Thế kỷ 18 đã có phong trào đòi cải cách tiếng Anh và tiếng Pháp sao cho cách viết đúng với cách phát âm, nhưng đều thất bại. Tương tự với tiếng Trung, người ta cố cải cách bằng cách bỏ chữ tượng hình và thay vào ký âm la tinh nhưng phần lớn độc giả đọc đều không hiểu hoặc với tốc độ rất chậm.
Tiếng Việt là ngoại lệ vì phát âm tiếng Việt phong phú hơn nên ít gây hiểu lầm khi đọc hơn, tuy nhiên do không biết mặt chữ Hán nên nhiều người không giỏi tiếng Việt cũng như không biết nguồn gốc các từ trong tiếng Việt. Nếu bạn biết chữ Hán thì các bạn có thể thấy những từ như "quần", "áo" cũng là chữ gốc hán, hay chữ "cắt" từ chữ "cát", "thêm" là từ chữ "thiêm" (thêm vào) mà ra.


Chữ Kanji và Hiragana trong tiếng Nhật

Hình ảnh
Quay trở lại với tiếng Nhật: Tiếng Nhật ban đầu dùng chữ kanji để viết nhưng chữ kanji bộc lộ một số hạn chế, đó là trong khi tiếng Hán là tiếng đơn âm thì tiếng Nhật là ngôn ngữ chắp vá phải ghép vài âm tiết mới thành một từ, và từ này khi chia quá khứ, hiện tại, tương lai thì lại khác nhau. Do đó họ phải thêm vào chữ Hiragana để tiện việc chia như vậy. Tiếng Nhật sử dụng kết hợp chữ kanji để ghi ý nghĩa và chữ Hiragana để thực hiện chức năng ngữ pháp, ví dụ với từ "ăn" sẽ có các từ sau:
食べる:Ăn
食べた:Đã ăn
食べて:Hãy ăn (sai khiến)/ <Thể liên kết>
食べている:Đang ăn
食べられる:Bị ăn
食べさせる:Bắt ăn / Cho ăn
食べさせられる:Bị bắt ăn


Bằng cách sử dụng chữ Kanji và Hiragana như trên hệ thống chữ viết tiếng Nhật vừa đơn giản, vừa dễ hiểu mà vẫn thực hiện đầy đủ chức năng ngôn ngữ của nó.

Cùng xem thêm: kinh nghiệm học tiếng nhật

Đây là cách mà người Nhật làm:
Họ lấy chữ kanji mà có âm (kun'yomi hay on'yomi) bắt đầu bằng âm mà họ muốn tạo (ví dụ "to", "ta", ...) rồi đơn giản hóa nó đi sao cho dễ viết.
Ví dụ để tạo chữ "to" thì họ dùng chữ 止る ("tomaru") và đơn giản hóa thành:
止(とまる) → と
Các ví dụ khác:
世(せ) → せ
天(てん)→ て
利(り)→ り
安(あん)→ あ
由(ゆ)→ ゆ
太(た)→ た
也(や)→ や

Tên gọi Hiragana (平仮名) gồm có "hira" (bình) và "gana" (giả danh, nghĩa là "tên mượn tạm") có nghĩa là chữ mượn tạm bằng cách làm đơn giản hóa (làm bằng xuống).

Sao không sử dụng toàn bộ là chữ Hiragana cho đơn giản và đỡ phải học chữ kanji?
Lý do khá đơn giản: (1) Dùng chữ kanji giúp việc đọc hiểu trở nên cực kỳ dễ dàng, (2) Chữ Hiragana không sẽ khó đọc vì không biết từ bắt đầu và kết thúc ở đâu, (3) Chữ kanji không hề khó học.
Các bạn hãy xem 2 câu sau:
ははははなをかった。
たかがはらはなかがわらえきでさんぽしていた。
Việc phân biệt từ nào với từ nào cũng đã là việc khá khó khăn và mất thời gian. Nếu sử dụng kanji thì mọi việc trở nên đơn giản hơn rất nhiều:
母は花を買った。
高河原は中河原駅で散歩していた。

Nhưng trong ngôn ngữ nói có dùng chữ kanji đâu mà vẫn hiểu nhau?
Bởi vì ngôn ngữ nói có nhịp điệu và có sự ngắt âm phù hợp giúp người nghe có thể phân biệt rõ ràng các từ với nhau.
Ví dụ câu trên có thể ngắt như sau:
Haha wa, hana wo, katta.
Takagahara wa, Nakagawara eki de, sanpo shite ita.
Ngoài ra nhịp điệu trong ngôn ngữ nói là thứ quan trọng giúp truyền đạt điều muốn nói.

Chữ Katakana trong tiếng Nhật


Chữ Katakana (片仮名, kata ("phiến", một phần) + tên tạm) là chữ được tạo ra bằng cách lấy một phần (kata) của chữ kanji để làm "chữ viết tạm Katakana". Các bạn có thể xem bảng sau (thuộc trang web Wikipedia):
Tham khảo thêm trang website: phan biet cac bo chu tieng nhat

Thứ Hai, 11 tháng 5, 2015

Mẹo Học Tiếng Hàn

Nguồn: trungtamtienghan.edu.vn

Để giỏi tiếng hàn bạn cũng phải kết hợp tốt rất nhiều kỹ năng và yếu tố khác nhau. Một trong số đó là trang bị một vốn từ “hoành tráng”. Tuy nhiên, việc học từ vựng vốn dĩ xưa nay với bất cứ người nào (thậm chí cả dân bản xứ) cũng là một việc không dễ dàng gì.

Những cách thức truyền thống mà học sinh vẫn thường được dạy khi học từ vựng là tập viết, đặt câu, đọc những bài văn liên quan đến từ đó, thậm chí… ngồi ngâm đến thuộc. Một số cách mới hơn như "flash card" cũng không đạt hiệu quả cao, và mua chúng cũng không phải là rẻ. Vậy có cách nào giúp bạn học nhanh, nhớ nhanh, hứng thú mà lại nhớ từ rất lâu, thậm chí ghi nhớ cả đời không?

1. Chủ đề từ vựng

Khi học từ vựng hãy chọn nhóm từ vựng (chủ đề từ vựng) cần học. Ví dụ, bạn chọn nhóm từ lien quan đến đồ ăn, hoa quả, quần áo, du lịch, … Bạn có thể thực hiện bước này với những từ mới bạn bắt gặp nhiều lần khi đọc, khi nghe

2. Sử dụng hình ảnh, âm thanh

Cách này có thể giúp bạn nhớ tốt hơn. Đây là một ý tưởng đã có từ lâu nhưng vẫn rất hiệu quả khi để nhớ từ vựng.

3. Nhận diện được Word Families

Cũng giống như anh chị em trong cùng một gia đình, những từ đều có liên quan với nhau. Một từ có thể trở thành một danh từ, một động từ, một tính từ, hoặc một trạng từ bằng cách thay đổi hậu tố của nó.

• Bạn sẽ học được nhiều từ hơn. Khi bạn tìm thấy một từ mới, hãy tìm trong từ điển để tìm các thành viên khác trong cùng gia đình từ.
• Bạn sẽ hiểu được những từ mới. Xem xét cẩn thận một từ mới. Nó có thể là liên quan đến một từ mà bạn đã biết.

4. Hãy làm một danh sách từ vựng của riêng bạn
Khi bạn đọc, bạn sẽ gặp nhiều từ mới, và bạn sẽ cần phải có cách tổ chức hiệu quả để ghi lại chúng.
• Sử dụng một cuốn tập để ghi lại những từ mới của bạn.
• Đối với mỗi từ mới, viết từ, từ đồng nghĩa, định nghĩa, các câu gốc mà bạn tìm thấy các từ, và sau đó tạo thành câu của riêng bạn bằng cách sử dụng các từ này.
• Mỗi ngày, hãy xem lại các từ của những ngày trước đó.
• Photo bảng biểu dưới đây để làm danh sách từ vựng cho riêng bạn. Cùng với đó là tự tạo ra kinh nghiệm học tiếng hàn cho riêng mình

5. Hãy Đọc Tin Tức Hàng Ngày


Điều quan trọng là đọc một cái gì đó bằng tiếng hàn mỗi ngày, ngoài bài tập trên lớp. Điều quan trọng là đọc những điều thú vị cho bản thân bạn. Bạn sẽ nhận được nhiều hơn từ trải nghiệm theo cách này. Một yếu tố quan trọng khác là bạn đọc nhiều thể loại khác nhau điều này sẽ giúp bạn không buồn chán và quan trọng hơn là giúp bạn học có một vốn từ vựng đa dạng hơn.
• Đọc 20-30 phút mỗi ngày.
• Đọc những gì mang lại điều thú vị cho bạn.
• Đọc nhiều chủ đề khác nhau.
• Đọc sách, tạp chí, báo chí, và các trang web.
Những bạn mới học tiếng hàn thì có thể xem thêm: bang chu cai tieng han va cach doc

Thứ Bảy, 9 tháng 5, 2015

Chữ cái tiếng Hàn Quốc

Nguồn: trungtamtienghan.edu.vn

Ngôn ngữ: Ở Việt Nam người ta vẫn lầm tưởng rằng tiếng Hàn không có chữ cái (nguyên âm và phụ âm), mà là loại chữ ghép bộ như tiếng Trung Quốc, vì nhìn qua thấy những kí hiệu vuông, tròn mà không có kí tự như nhiều thứ tiếng khác.

Nhưng thực tế, tiếng Hàn có chữ cái (nguyên âm và phụ âm),và việc ghép vần rất độc đáo, dễ dàng, khoa học và đẹp mắt.Đây cũng là niềm tự hào của người Hàn Quốc.

Hangul(한글) ,bảng chữ cái Hàn quốc đã được vua Sejong sáng tạo vào năm 1443 sau 25 năm trị vì.Vua Sejong giữ ngai từ năm 1397- 1450.Ban đầu nó có tên là “혼민정음”(Honmin choengum) sau đó rút gọn thành “정음” (choengum) và cuối cùng được gọi là Hangul như ngày nay.Vua Sejong tạo nên hình dạng phụ âm dựa vào hình dáng cơ quan phát âm của con người là miệng, cổ, và mũi.5 phụ âm cơ bản ban đầu dùng để tạo nên các phụ âm khác là “ㄱ, ㄴ, ㅁ, ㅅ, ㅇ”.Và nguyên âm được tạo nên dựa vào hình dáng 3 âm cơ bản ban đầu là “∙” ,”ㅡ” ,”ㅣ” . “∙” là hình dáng tròn của trời , “ㅡ” sinh ra từ đất, và “ㅣ” mang ý nghĩa con người. Ban đầu gồm có 17 phụ âm và 11 nguyên âm.Nhưng sau đó bỏ đi 1 nguyên âm và 3 phụ âm nên bây giờ chỉ còn 14 phụ âm và 10 nguyên âm.

Hình ảnh

Nhờ tính đơn giản dễ học của Hangul đã góp phần to lớn đối với tỉ lệ biết chữ cao ở Hàn quốc.Ngày 9/10 hàng năm được chọn là ngày quốc ngữ(한글날)

A. Nguyên âm:

Nguyên âm đơn: (8 nguyên âm)

ㅏ ㅓ ㅗ ㅜ

(a) (ơ) (ô) (u)

ㅡ ㅣ ㅔ ㅐ

(ư) (i) (ê) (e)

Nguyên âm ghép: (6 nguyên âm)

ㅑ ㅕ ㅛ ㅠ ㅖ ㅒ

(ia) (iơ) (iô) (iu) (iê) (ie)

Nguyên âm kép : (7 nguyên âm)

Nguyên âm kép bao gồm 2 nguyên âm.Trong tiếng Hàn, các nguyên âm đi liền với nhau chỉ theo 7 nguyên âm kép này, nó có tính cố định, được xem là một đơn vị nguyên âm.

ㅘ ㅝ ㅟ ㅞ ㅙ ㅢ ㅚ

(oa) (uơ) (uy) (uê) (oe) (ưi) (uê)

Chú ý khi học tiếng hàn quốc cơ bản:

ㅔ: (ê) phát âm mở hơn “ê” tiếng Việt một chút.

ㅐ: (e) phát âm mở hơn (e) tiếng Việt một chút.

ㅗ: (ô) khi phụ âm cuối là “ㅇ” thì đọc như (ôô), còn lại phát âm như (ô)

ㅜ: (u) khi phụ âm cuối là “ㅇ” thì đọc như (uu), còn lại phát âm như (u)

ㅚ: Viết là (ôi) nhưng khi đọc phát âm là (uê) hoặc (oê)

Khi viết một nguyên âm không có phụ âm thì chúng ta luôn phải viết thêm phụ âm 'ㅇ'. Trong trường hợp này, 'ㅇ' chỉ là một âm câm và có vai trò chỉ rõ vị trí của các phụ âm khác khi kết hợp vào nguyên âm.

VD: 아, 어, 오, 우, 으, 이, 애, 에,야, 여, 요, 유, 예, 얘, 와

Cùng xem thêm các bài giới thiệu sơ lược: chu cai tieng han quoc

Thứ Sáu, 8 tháng 5, 2015

Cấu trúc đề thi topik

Nguồn: trungtamtienghan.edu.vn
Bắt đầu từ cuộc thi lần thứ 35, sẽ tiến hành vào ngày 20/7/2014, cuộc thi năng lực tiếng Hàn TOPIK sẽ bỏ lĩnh vực Từ vựng- Ngữ pháp. Viện Giáo dục Quốc tế Hàn Quốc cho biết, việc đánh giá cấp bậc sẽ được phân loại thành TOPIK I (cấp 1-2) và TOPIK II (cấp 3-6).

Cuộc thi năng lực tiếng Hàn mà chúng ta biết đến có tên viết tắt là TOPIK tức Test of Proficiency in Korean hay tên tiếng Hàn là TOPIK 한국어능력시험. Tên gọi này được dùng để phân biệt với cuộc thi KBS 한국어능력시험, là cuộc thi năng lực tiếng Hàn dành cho đối tượng là người Hàn Quốc.

Thi năng lực tiếng Hàn KBS là cuộc thi kiểm tra do đài truyền hình KBS thực hiện và Bộ văn hóa thể thao du lịch Hàn Quốc cấp bằng chứng nhận quốc gia. Kỳ thi này để áp dụng khi kiểm tra xin việc, tái tuyển dụng và nâng bậc lương cho nhân viên làm việc trong các lĩnh vực khác nhau như công chức, giảng viên, nhà báo…Thi năng lực tiếng Hàn TOPIK là kỳ thi nhằm phổ cập giảng dạy và học tiếng Hàn Quốc cho đối tượng là người nước ngoài và kiều bào Hàn Quốc đang sống ở nước ngoài không sử dụng tiếng Hàn như ngôn ngữ mẹ đẻ. Các bạn có thể tìm hiểu chi tiết về thông tin và tải các bộ đề thi trước đó tại trang web chính thức của cuộc thi.
Hình ảnh
Được tổ chức lần đầu tiên từ năm 1997 bởi Quỹ nghiên cứu phát triển Hàn Quốc, hiện nay cuộc thi này đã được thực hiện ở 177 khu vực tại 62 quốc gia trên toàn thế giới. Kết quả đánh giá năng lực sử dụng tiếng Hàn sẽ được sử dụng khi đi xin việc và đi du học tại các trường đại học tại Hàn Quốc. Đến năm 2011, cuộc thi thay đổi cơ quan chủ quản dự án từ Viện đánh giá quá trình đào tạo giáo dục Hàn Quốc thành Viện quốc gia giáo dục quốc tế và được thực hiện 4 lần một năm tại 20 khu vực ở Hàn Quốc, 177 khu vực tại các quốc gia.

Trước đây, cuộc thi năng lực tiếng Hàn TOPIK được phân loại thành Sơ cấp, Trung cấp và Cao cấp với 6 cấp đánh giá (từ cấp 1 đến cấp 6) và đánh giá năng lực thí sinh trên 4 lĩnh vực: Từ vựng – ngữ pháp, Viết, Nghe, Đọc. Mỗi lĩnh vực này có thang điểm 100 và điểm tối đa cho mỗi kỳ thi là 400 điểm. Có hai hình thức câu hỏi thi: câu hỏi khách quan (dạng tự chọn) và câu hỏi chủ quan (dạng tự viết). Trong lĩnh vực viết, thí sinh còn phải viết một bài luận với yêu cầu về giới hạn ký tự: sơ cấp 150-300 ký tự, trung cấp 400~600 ký tự, cao cấp 700~800 ký tự.
Các bạn có thể xem thêm cách học nghe hiệu quả để áp dụng vào kỳ thi topik nhé!
Bắt đầu từ cuộc thi lần thứ 35, sẽ tiến hành vào ngày 20/7/2014, cuộc thi năng lực tiếng Hàn TOPIK sẽ bỏ lĩnh vực Từ vựng- Ngữ pháp. Viện Giáo dục Quốc tế Hàn Quốc cho biết, việc đánh giá cấp bậc sẽ được phân loại thành TOPIK I (cấp 1-2) và TOPIK II (cấp 3-6). Số lượng các câu hỏi trong đề thi cũng được giảm xuống, TOPIK I có số câu hỏi trong đề thi Đọc là 40 câu, đề thi Nghe là 30 câu. TOPIK II có số câu hỏi trong đề thi Đọc là 50 câu, đề thi Nghe là 50 câu. Đề thi Viết chỉ dành riêng cho TOPIK IIsẽ có 4 câu trong đó câu 1-2 là các câu điền cụm từ hay câu văn thích hợp vào chỗ trống cho phù hợp với mạch của toàn bộ đoạn văn. Câu 3-4 là các bài luận chủ quan, yêu cầu thể hiện tính logic và năng lực ngữ pháp dựa trên các chủ đề liên quan đến cuộc sống nói chung.

Thang điểm chấm cho TOPIK I cũng được điều chỉnh là 200 điểm và thang điểm cho TOPIK II là 300 điểm. Đồng thời, cuộc thi mới cũng sẽ bãi bỏ chế độ điểm liệt cho từng môn như trước đây.Thời gian thi của TOPIK I là 100 phút, TOPIK II là 180 phút. Với những thay đổi đơn giản hóa trong nội dung câu hỏi cũng như phân loại đánh giá, Viện Giáo dục Quốc tế Hàn Quốc hy vọng sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người học tiếng Hàn trên toàn thế giới khi cần có chứng chỉ tiếng Hàn lúc cần thiết. Cùng với sự bao phủ của làn sóng Hàn trên khắp thế giới, số lượng du học sinh và những người học tiếng Hàn nói chung cũng ngày một tăng lên. Việc thay đổi trong phương thức tổ chức cuộc thi này sẽ khuyến khích du học sinh cũng như người học tiếng Hàn học tập và tự tin đăng ký tham gia cuộc thi hơn.

Người phát ngôn của Viện Giáo dục Quốc tế Hàn Quốc cho biết, nếu như cuộc thi trước đây tập trung vào việc đánh giá năng lực tiếng Hàn một cách gián tiếp thì cuộc thi mới sẽ tập trung đánh giá năng lực giao tiếp và tạo điều kiện cho thí sinh chủ động trong việc thể hiện kỹ năng, trình độ tiếng Hàn của mình hơn.
Cùng xem thêm cau truc de thi topik

Thứ Năm, 7 tháng 5, 2015

chương trình đào tạo tiếng hàn

nguồn:trung tâm tiếng hàn sofl

Nhằm đáp ứng nhu cầu học tiếng Hàn ngày càng đa dạng của các bạn học viên,Trung tâm tiếng Hàn Sofl xin giới thiệu chương trình học tiếng Hàn thông dụng được sử dụng phổ biến trong các lĩnh vực xã hội và đời sống hàng ngày, phục vụ mọi đối tượng và mục đích học tiếng Hàn khác nhau của người học.
Chương trình học tiếng Hàn của trung tâm được chia làm 3 cấp chính gồm Sơ cấp, Trung cấp và Cao Cấp. Trong đó, các bạn học viên quan tâm nhiều nhất đến trình độ Sơ cấp bởi độ quan trọng và tính cần thiết của nó. Thực tế khi sử dụng tiếng Hàn thì chỉ cần học chắc kiến thức sơ cấp là đã có thể giao tiếp cơ bản và vận dụng thực tế được.

Với thời lượng 120 phút cho mỗi buổi học, khác hẳn so với các Trung tâm đào tạo khác điều này đảm bảo cho sự tiếp thu bài giảng một cách tốt nhất cho học viên. Các bạn được luyện nói nhiều hơn cũng như tăng khả năng nghi nhớ từ vựng, cấu trúc câu và nắm vững ngữ pháp ngay ở trên lớp. Hơn thế nữa Sofl còn đưa vào giảng dạy giáo án điện tử thiết kế đồ họa ứng dụng 2D, int với3D sinh động, buổi học tiếng Hàn sẽ trở nên thú vị và phong phú hơn bởi nhiều tính năng hỗ trợ tạo cơ hội luyện tập và tăng cường giao tiếp cho học viên thông qua các tình huống, câu chuyện thực tế, sinh động mà một cuốn sách giáo khoa truyền thống không thể mang lại.

Giáo viên Sofl luôn giám sát chặt chẽ quá trình học tập của học viên. Kết thúc mỗi khóa học tiếng hàn sơ cấp, trung cấp, cao cấp các bạn sẽ tham gia kỳ thi kiểm tra năng lực tiếng Hàn. Giáo viên sẽ đánh giá kết quả học tập, khích lệ mặt ưu điểm của học viên và bổ sung những nhược điểm mà học viên gặp phải trong quá trình học tập. Ngoài ra Trung tâm còn có quà tặng cho các bạn đạt điểm xuất sắc.

Sofl xin cam kết chất lượng đào tạo:

-Với đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm giảng dạy.

-Có phương pháp sư phạm và chuyên môn cao

-Thân thiện nhiệt tình và trách nhiệm

-Giáo viên Hàn - Việt có nghiệp vụ sư phạm tốt


Các chuong trinh hoc tieng han tại Trung tâm tiếng hàn SOFL

1-Tiếng Hàn giao tiếp

2-Tiếng Hàn KLPT

3-Tiếng Hàn Topic

4-Tiếng Hàn cô dâu việt

5-Tiếng Hàn cho trẻ em

6-Tiếng Hàn cho văn phòng

7-Tiếng Hàn luyện dịch

Thứ Tư, 6 tháng 5, 2015

cách học tiếng hàn sơ cấp

Nguồn: trungtamtienghan.edu.vn

Trước hết mình xin cảm ơn các bạn đã đặt niềm tin vào những kinh nghiệm học của mình.

Như Các bạn đã biết, tầm quan trọng của tiếng Hàn đối với Việt Nam trong việc hội nhập kinh tế thế giới và hội nhập kinh tế với Hàn Quốc, nhất là khi quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra với tốc độ nhanh. Biết tiếng Hàn , giỏi tiếng Hàn sẽ giúp chúng ta có một ưu thế vượt trội hơn nhiều so với bạn bè mình.

Tiếng Hàn là một trong những ngôn ngữ cần thiết trong cuộc sống hiện nay, là chìa khóa để mở cửa thế giới, doanh nhân ở mọi quốc gia nếu muốn thành đạt không thể không biết đến ngôn ngữ này… Có thể nói, trên rất nhiều lĩnh vực, tiếng Hàn đã gần như chinh phục tuyệt đối.

Tầm quan trọng của tiếng Hàn đang ngày càng được khẳng định. Ngày nay, tiếng Hàn không còn chỉ dừng lại trong phạm vi một môn học mà đã dần trở thành công cụ giao tiếp hàng ngày của rất nhiều bạn trẻ. Vậy đâu là cách học tiếng Hàn hiệu quả nhất? Trước hết, xin khẳng định rằng, tiếng Hàn không chỉ là một môn học mà là một thứ ngôn ngữ.

Thế nhưng việc học tiếng Hàn không dễ nếu chúng ta học không đúng phương pháp. Việc dạy và học luôn có quan hệ tác động tương hỗ lẫn nhau, ngày nay khi nền giáo dục Việt Nam đang trên bước đường hội nhập với thế giới đang chuyển mình theo xu hướng người học là trung tâm. Giáo viên chỉ đóng vai trò là người hướng dẫn và là người giúp đỡ các em lĩnh hội kiến thức một cách hiệu quả hơn. Điều mà chúng tôi muốn đề cập ở đây chính là sự nỗ lực tự học tập của mỗi học viên, nó chiếm tỷ lệ 70% trong sự thành công. Theo thống kê của các cuộc nghiên cứu thì một giáo viên tốt cần có khoảng 6.000 từ, để có thể đi du học cần vốn từ vựng khoảng 5.000 từ và để có thể nói tiếng Hàn tốt cần có 3.000 từ.
Và để có thể giao tiếp tốt bằng tiếng Hàn , sở hữu và sử dụng tốt được 3.000 từ thì mỗi bạn học sinh ngay từ bây giờ cần phải học và luyện tập tiếng Hàn 8 giờ/tuần (4 giờ/tuần tại trường và thực tập 4 giờ/tuần tại nhà)

Vậy chúng ta có thể giúp được gì trong việc học tiếng Hàn của mình?

Tự học bài tại nhà
Mua băng đĩa tiếng Hàn để có thể thực tập kỹ năng nghe tại nhà.
Đọc các sách tiếng Hàn để nâng cao kỹ năng đọc cũng như các kiến thức xã hội khác.
Thường xuyên học từ vựng tiếng hàn.

Hãy cùng thực hành tiếng Hàn với nhiều bạn trong 1 nhóm để tạo môi trường giao tiếp ngay tại nhà nếu có người cùng học tiếng Hàn. Hãy tập giao tiếp các câu thường ngày để luyện tập phản xạ nói và trở thành thói quen tốt.
Cùng xem thêm bài đăng cach hoc tieng han so cap

Thứ Ba, 5 tháng 5, 2015

Kỹ năng luyện đọc tiếng hàn chuẩn

Nguồn: trung tam tieng han sofl

Học tiếng Hàn cho người mới bắt đầu là học từ bảng chữ cái, bảng số rồi đến cách ghép vần, cách đọc tiếng Hàn, cách viết tiếng Hàn. Ai cũng muốn học thật chuẩn từ đầu vì sau này nếu sau rất khó sửa

Tiếng Hàn sử dụng những âm thanh khác với Tiếng Việt của chúng ta, nếu bạn muốn nói tiếng Hàn tốt, các bạn phải dạy cho chính mình nhận biết chúng và luyện phát âm Tiếng Hàn chuẩn với chúng.
1. Học cách nhận biết tất cả các âm tiếng Hàn

Việc đầu tiên của học phát âm là phải Học những âm tiếng Hàn và bảng mẫu tự phiên âm của chúng.
Hãy nhớ rằng các em sẽ không thể học cách phát âm chuẩn tiếng Hàn nếu các em không thể phân biệt chúng.
2.Tạo thói quen kiểm tra cách phát âm của các từ tiếng hàn trong từ điển
Khi bạn nói tiếng hàn và không chắc 100% cách phát âm từ nào đó, đừng cố gắng đoán mò –nếu có thể, hãy kiểm tra cách phát âm chuẩn xác trước khi nói.

Trong khi học tiếng Hàn, hãy luôn tự đặt câu hỏi cho chính bản thân mình rằng: “Tôi có biết từ này được phát âm như thế nào không? Tôi có thể phiên âm nó bằng những kí hiệu phát âm không? “ Nếu các em không chắc, hãy tra từ điển. Điều này sẽ xảy ra thường xuyên nếu các em là người mới bắt đầu học tiếng hàn , nhưng đừng lo, phát âm của em chắc chắc sẽ tăng lên đáng kể đấy.
Hình ảnh
3. Nghe và chú ý: Hãy sưu tập những nguồn tài liệu học phát âm tiếng hàn như : Mẩu tin của đài radio, phim, sách audio, chương trình TV, video clip,…. Khi nghe, chú ý chác những từ tiếng hàn được phát âm. Nghĩ về những âm mà bạn nghe được. Cách này sẽ khiến tiếng hàn và cách phát âm của nó đi vào tiềm thức của các em một cách rát tự nhiên. Rồi một ngày, chắc hẳn các em sẽ ngạc nhiên khi chính mình có thể phát âm chuẩn những từ trong bộ phim/ đoạn radio mà không hề phải suy nghĩ gì.
Cùng học thêm bài:luyen doc tieng han chuan

Thứ Hai, 4 tháng 5, 2015

Cách Học tiếng Hàn Sơ Cấp 1

Nguồn: trung tâm tiếng hàn sofl

Những chú ý dành cho nhập môn học tiếng Hàn Sơ Cấp. Khi bắt đầu học một ngôn ngữ mới bạn thường mắc phải những lỗi hay thói quen khiến việc học tập tiếng Hàn sau này gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy chúng ta cần lên kế hoạch và định hướng trước mục tiêu cho mình trong quá trình học nhé!

1. Lên kế hoạch và hạ quyết tâm học trong 1 năm:

Hãy sắp xếp và dành ra mỗi ngày từ 20 phút cho đến 2 tiếng, chia làm nhiều lần trong ngày, bất kể giờ nào bạn có thể sắp xếp, kể cả trong lúc đang chạy xe. 20 phút là để tập trung học bài, vì nếu thời gian dài hơn bạn sẽ không tập trung được và sau vài ngày, dù động lực của bạn cao đến đâu, bạn cũng sẽ cảm thấy chán nản mà bỏ cuộc. Thời gian còn lại được hiểu là bất kỳ lúc nào bạn cảm thấy có được vài phút, hãy tận dụng để tập đi tập lại những câu từ đã học trong ngày hôm đó.

Hãy nhớ rằng, tuyệt đối không được nôn nóng vì kế hoạch của bạn là 1 năm. Vì thế, học mỗi ngày một ít theo đúng tiến độ, một năm sau chắc chắn bạn sẽ giỏi.

2. Sửa âm theo giọng chuẩn:

Có một nguyên tắc là, khi âm của bạn giống hoặc gần giống âm bản xứ, bạn sẽ nghe được giọng người bản xứ dễ dàng. Khi giọng quá khác, thì dù người ta nói tiếng Việt cũng rất khó để bạn nhận ra. Hãy tưởng tượng một người Miền Tây Nam Bộ lần đầu tiên ra Huế sẽ rất vất vả để nghe được chất giọng ở đây.

3. Mỗi ngày học 5 từ vựng:
Mỗi ngày bạn chỉ cần học 5 từ vựng, không hơn không kém. Học thuộc nhuần nhuyễn 5 từ vựng mới này.

Đối với một từ, không phân biệt là bạn biết từ này trước đây hay chưa, hãy bắt đầu bằng cách nhận dạng nguyên âm chính xác hình thành nên từ này và tập nguyên âm đó một cách riêng lẻ. Nhận biết cách đặt vị trí lưỡi, răng, môi… Hãy nghe giáo viên đọc trước, sau đó cố gắng đọc chầm chậm cho đến khi giống chính xác 100%.

Kể từ khi phát âm đúng một từ, hãy dành thời gian rảnh rỗi lặp lại âm của từ đó ít nhất trên 100 lần cho đến khi mở miệng nói tự nhiên không cần suy nghĩ là nói được từ đó theo giọng mới.

4. Mỗi ngày học 5 câu nói thông dụng:

khi học tiếng hàn sơ cấp các bạn nên chọn ra 5 câu nói thông dụng nhất để học trong 1 ngày. Dù bạn có thể đọc qua nhiều câu, nhưng hãy chọn ra đúng 5 câu để học nhuần nhuyễn.

Bắt đầu học từng từ của câu nói theo cách học từ vựng bên trên cho đến khi phát âm đúng tất cả các từ trong câu giống chính xác với giọng chuẩn bản xứ.

Sau đó nghe cả câu và cố tập giống toàn bộ ngữ âm lẫn ngữ điệu của cả câu. Nếu giữa hai từ đứng kề nhau làm bạn bị vấp, hãy tách chúng ra riêng và tập như cách tập từ vựng bên trên cho đến khi không còn vấp nữa. Cần nhớ rằng, bị vấp là dấu hiệu cho thấy bạn chưa nhuyễn tổ hợp âm đó. Vì thế hãy lặp lại mọi lúc có thể để thoát khỏi tình trạng này.

5. Ứng dụng cấu trúc của câu để phát triển câu mới:

Trong câu thường chứa một hoặc nhiều cấu trúc mà bạn có thể dùng để kết hợp với các từ vựng đơn lẻ khác để hình thành nên các câu mới. Việc phát triển câu trên cơ sở cấu trúc có sẵn tạo ra câu đúng văn phong bản ngữ và tránh khỏi tình trạng lắp ghép theo kiểu từng từ (word by word) như lối phát triển câu trước nay.
Hình ảnh
6. Mỗi ngày học 1 điểm ngữ pháp:

Ngữ pháp tiếng Hàn thật sự không nhiều, nhưng lối dạy quá nặng về ngữ pháp trước nay đã làm cho người học quá ngán ngẫm và dần xa lánh môn học rất quan trọng này. Nhưng trong tiếng hàn, ngữ pháp là bộ khung không thể thiếu. Nó giúp ta nói đúng với văn hoá bản xứ, từ câu thân mật nhất cho đến câu trang trọng. Nhiều người gán ghép ngữ pháp là những câu nói quá trịnh trọng, trong khi những câu nói đơn giản, thân mật không phải là ngữ pháp. Nhưng trên thực tế, ngữ pháp giúp ta nhận biết được tất cả mọi thứ và tránh xa lối nói lắp ghép từng từ theo kiểu tiếng Việt.

Để tạo hứng thú cho môn học nhàm chán này, mỗi ngày bạn hãy chọn ra đúng một chủ điểm ngữ pháp, thật ngắn gọn và dễ hiểu để có thể hiểu trọn vẹn trong vòng 5 phút. Hãy xem nhiều ví dụ, làm một số bài tập và nghỉ. Bạn sẽ đi từng ngày như thế cho đến hết 365 ngày là sẽ hết trọn bộ ngữ pháp.

7. Luyện nghe theo phương pháp Nghe chủ động:

Sau khi đã tập âm, học từ vựng và học câu nói thông dụng, hãy bắt đầu luyện nghe. Nhưng hãy chú ý, có rất nhiều lời khuyên khác nhau về cách luyện nghe, nhưng các bạn hãy chú tâm luyện nghe theo phương pháp “nghe chủ động”.

Nghe chủ động là quá trình tìm hiểu thật kỹ những từ mới, cấu trúc mới có trong bài nghe. Đối với những người có vốn từ nhiều như những người làm công tác dịch thuật nhưng khả năng nghe còn yếu thì có thể luyện nghe theo phương pháp thụ động, nghĩa là nghe và cố đoán nghĩa. Nhưng đối với người mới học hay người có vốn từ chưa nhiều, đừng cố đoán nghĩa vì việc đó chỉ làm mất thời gian mà kết quả chẳng khá hơn là bao. Khi nghe 1 bài có 100 từ mà có đến 50% từ mới thì vừa luyện nghe vừa đoán thì thật chẳng biết đến bao giờ mới giỏi được.

Vì thế, mỗi ngày, hãy lấy 1 đoạn hội thoại hoặc 1 bài viết ngắn khoảng 10-15 câu. Sau đó tìm hiểu tất cả những từ mới, tra cứu cách đọc và ngữ nghĩa, tìm hiểu các cấu trúc lạ trong các câu để nắm vững rồi bắt đầu luyện nghe. Trong khi luyện nghe, hãy cố gắng cho đến khi nghe rõ từng từ, cố gắng tập nói theo cho giống giọng bản xứ và cứ nghe đi nghe lại cho đến khi thuộc nhuần nhuyễn và nói theo đúng ngữ âm, ngữ điệu toàn bộ bài mới bắt đầu luyện bài tiếp theo.
Trên đây là cách mà mình đã học tiếng hàn. Đối với mình thì cách trên thực sự hiệu quả, nhưng với các bạn thì các bạn nên tham khảo cách học này để tự tìm ra kinh nghiem hoc tieng han cho riêng mình nhé!